Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

What is Strategic Management

What is Strategic Management: 1. Thái độ toàn cầu hoá Không quá ngạc nhiên khi chúng ta thấy một người Đức, Ý, hay Indonexia nói từ 3 đến 4 thứ tiếng. “Hơn một ...

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

KaTy Dao's Underworld: [TỔNG HỢP][BRAND ARCHITECHTURE] Mô hình Kiến Trúc ...

KaTy Dao's Underworld: [TỔNG HỢP][BRAND ARCHITECHTURE] Mô hình Kiến Trúc ...:

1  Mô hình Kiến Trúc Thương Hiệu Chuẩn Hôm nay, khi tôi chia sẻ về về cách lập kế hoạch Online Marketing tại  iNET , một học viên là Đin...

KaTy Dao's Underworld: 5 QUYỂN SÁCH QUẢNG CÁO GỐI ĐẦU GIƯỜNG

KaTy Dao's Underworld: 5 QUYỂN SÁCH QUẢNG CÁO GỐI ĐẦU GIƯỜNG:

Mình rất ít khi đọc sách quảng cáo, nhưng khi đã đọc thì phải chọn: (Click trái vào hình sách để tìm hiểu thêm) 1. It’s not how goo...

KaTy Dao's Underworld: At Sony Pictures, Drama in Emai

KaTy Dao's Underworld: At Sony Pictures, Drama in Emai: "The anonymous benefactor ___ his name to be known." . If someone or something is anonymous , they have a name or identity that...

KaTy Dao's Underworld: Làm sao tạo nội dung chất lượng để thu hút các liê...

Làm sao tạo nội dung chất lượng để thu hút các liên kết tự nhiên...: Để viết được nội dung chất lượng cho trang web cần phải có thời gian, công sức và tất nhiên nó đòi hỏi bạn phải chú ý cả về cách nói và các...

KaTy Dao's Underworld: 5 BÍ QUYẾT ĐỂ MARKETIES TẬN DỤNG TỐI ĐA MỘT KHÓA H...

KaTy Dao's Underworld: 5 BÍ QUYẾT ĐỂ MARKETIES TẬN DỤNG TỐI ĐA MỘT KHÓA H...: TYM thường xuyên nhận được những câu hỏi về việc chọn trường nào để củng cố cũng như “khởi sự” cho sự nghiệp Marketing của mình. V...

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Làm sao tạo nội dung chất lượng để thu hút các liên kết tự nhiên?

Để viết được nội dung chất lượng cho trang web cần phải có thời gian, công sức và tất nhiên nó đòi hỏi bạn phải chú ý cả về cách nói và cách nhìn nhận vấn đề. Nội dung có ý nghĩa sẽ thu hút đối tượng mục tiêu của bạn.
Nếu không có điều gì mới mẻ để đọc hoặc nếu nó không chia sẻ bất cứ điều gì có ý nghĩa hoặc sâu sắc thì bạn không nên ngạc nhiên khi người dùng không muốn tìm kiếm bạn, dành nhiều thời gian để đọc bài viết của bạn hoặc không quan tâm đến việc chia sẻ trên trang web của bạn với những người khác. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể để nội dung được hấp dẫn và chất lượng.

Viết có mục đích

Có mục tiêu cụ thể cho tất cả những nội dung văn bản sẽ làm được 2 việc quan trọng: đầu tiên, nó sẽ đảm bảo rằng tất cả các văn bản trên trang web của bạn tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó và nó sẽ loại bỏ bất cứ điều gì được coi là mơ hồ, không quan trọng hay chỉ đơn giản là không hữu ích đối với độc giả của bạn. Thứ hai, nó có thể cung cấp những thông tin có giá trị hoặc để trả lời những câu hỏi cho độc giả của bạn. Tìm kiếm thông tin là một trong những lý do chính khiến người ta tìm kiếm trên Internet, vì vậy hãy tạo nội dung có liên quan và hữu ích cho những người tìm kiếm thông tin về lĩnh vực mà bạn có kinh nghiệm.
Một mục tiêu khác là nó có thể dạy mọi người cách làm một cái gì đó. Mọi người đang ngày càng quan tâm đến việc "tự làm lấy" một điều gì đó và tất nhiên, họ sẽ vào internet để tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc để có được những ý tưởng mới. Nội dung của bạn đáp ứng những loại nhu cầu cần thiết, người truy cập sẽ ghé thăm trang web của bạn và chia sẻ những gì họ đọc được cho những bạn bè của họ và nội dung của bạn tự nhiên sẽ thu hút các liên kết đến trang web của bạn.
Cuối cùng, hãy tập trung vào những gì bạn có để cung cấp cho độc giả của bạn. Điều này có thể mất thời gian để nghiên cứu về các nội dung tương tự nhưng khi bạn tìm thấy bất cứ điều gì khác biệt với những người khác, bạn sẽ dễ dàng thu hút và giữ chân độc giả của bạn.
Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ mang đến một câu chuyện hấp dẫn. Thông tin được trình bày một cách hấp dẫn sẽ thu hút khách truy cập vào trang web của bạn và giữ chân họ để họ đọc những gì họ đang thấy.Nếu bạn làm cho độc giả của bạn quan tâm đến những gì họ đang đọc, họ sẽ ở lại và những người khác sẽ đến.

Duy trì nội dung của bạn

Để duy trì nội dung cũng cần phải có thời gian và công sức nhưng nó là một chiến lược có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể. Để làm điều này, bạn hãy xem xét những điều sau:
- Độ chính xác: Cập nhật và kiểm tra số liệu thống kê và các thông tin một cách thường xuyên.Người đọc cảm thấy rất khó chịu khi đọc và click vào link chết và khi đó bạn sẽ bị mất uy tín khi họ phát hiện ra con số và các dữ kiện không chính xác.

- Sự uy tín: Điều đó là hoàn toàn phù hợp để bạn có được các thông tin từ các nguồn khác để bổ sung vào nội dung của bạn, miễn là bạn chỉ thêm liên kết hoặc trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy. Nó sẽ mất đi sự tin tưởng nếu bạn lạm dụng quá mức các loại trích dẫn khi đưa vào nội dung của bạn.
Nếu họ tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn, họ sẽ sử dụng nó, nhớ nó và chia sẻ nó.
- Duy trì việc làm mới: Thậm chí nếu các thông tin là như nhau, thay đổi nội dung của bạn một cách thường xuyên. Điều này khuyến khích người đọc lặp lại và chứng minh rằng bạn đang đầu tư vào công việc của bạn.
- Khả năng thích nghi: Bất kỳ sự thay đổi nào cũng là do sự biến động kinh tế, mối quan tâm xã hội hoặc do vấn đề phát triển sản phẩm. Hãy chú ý đến bất cứ điều gì mà có thể ảnh hưởng đến nội dung của bạn và cập nhật bất cứ khi nào, miễn là nó phù hợp.

Làm cho trang web của bạn có thể đọc được

Hình thức và kiểu cách khiến bạn chú ý đến những chi tiết và nó là một phần trong việc thu hút khách truy cập vào nội dung của ban cũng như lôi kéo người khác liên kết đến trang web của bạn.
Đoạn văn cần phải ngắn và chỉ nên chứa một ý tưởng quan trọng để giữ chân độc giả của bạn. Trong khi đó, bạn không muốn nội dung bị lặp đi lặp lại, bạn cần tóm tắt những thông tin hay những câu chuyện của bạn để giúp người đọc nhớ những gì họ đã đọc.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải kiểm soát lỗi và loại bỏ các lỗi để giữ chân độc giả, để họ không nghĩ rằng trang web của bạn thiếu chuyên nghiệp. Đặc biệt là chú ý đến chính tả, thiếu từ bởi chúng là một trong những lỗi phổ biến nhất trong tất cả các loại văn bản. Khi tạo ra nội dung bạn cần phải cẩn thận và nó là một cái gì đó mà những độc giả tinh ý sẽ nhận ra và đánh giá cao trang web của bạn.
Để nâng cao khả năng đọc và để thêm hấp dẫn cho độc giả, bạn nên sử dụng các tiêu đề khôn ngoan bởi nó sẽ thu hút độc giả và báo trước những điểm quan trọng mà họ sẽ tìm thấy trong nội dung của bạn. Tất cả những điều này sẽ khuyến khích họ tiếp tục đọc.

Sử dụng các tiêu đề phụ để tạo thêm điểm nhấn và sử dụng danh sách được đánh số cũng là chiến lược hiệu quả để cải thiện khả năng đọc. Để làm cho nội dung của bạn hấp dẫn hơn, thú vị hơn thì bạn cần phải sử dụng một phông chữ có thể đọc được và thêm một vào một cái gì đó trực quan như hình ảnh.

Tìm kiếm những phản hồi

Khi bạn đã tạo ra nội dung hấp dẫn thì việc tiếp thị nội dung đó là một điều cần thiết để theo dõi những gì đang xảy ra khi mọi người nhìn thấy nó. Làm điều đó để thu thập thông tin phản hồi từ độc giả của bạn. Cung cấp cho họ một cách nào đó để họ có thể đánh giá nội dung của bạn chẳng hạn như bạn có thể tạo ra nút "like" hoặc "share".
Hoặc bạn có thể cho người đọc để lại những phản hồi của họ. Điều này sẽ cho bạn biết chính xác những gì mà một số ít độc giả được đáp ứng trên trang web của bạn. Tất nhiên, mọi bình luận không cần phải nhắc nhở một sự thay đổi hoặc thậm chí nó có thể không phản ánh được một vấn đề nào đó nhưng việc lặp đi lặp lại các ý kiến về vấn đề tương tự, cho dù nó là tích cực hay tiêu cực thì chắc chắn rằng nó sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin phản hồi cần thiết để thực hiện thay đổi khi cần. Đây là loại thông tin phản hồi cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về độc giả của bạn.
Còn một cách khác để đảm bảo nội dung chất lượng đó là bạn phải chú ý đến những gì đang làm việc cho người khác. Nó sẽ là ngu ngốc và vô đạo đức khi tái tạo lại những gì người khác đang viết và nó sẽ là khôn ngoan để biết những gì người khác đang làm để cải thiện hoặc nâng cao nội dung của riêng bạn.

Nếu nội dung của bạn được chú ý đến, khi đó nhiều khả năng sẽ thu hút được độc giả và giữ chân độc giả và điều này sẽ tự nhiên thu hút được các liên kết khác trỏ đến trang web của bạn.

Nó sẽ là khôn ngoan khi giữ thêm một điều gì đó mới mẻ cho nội dung của bạn và hy vọng rằng nó sẽ thu hút được độc giả mới. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là một cái gì đó mới mẻ, một điều gì đó có giá trị và ý nghĩ sẽ thu hút mọi người tìm kiếm nội dung của bạn để xem những gì bạn nói. Con người luôn tìm kiếm trên Internet những thông tin mới, thú vị hay hữu ích, do đó bạn cần phải cung cấp cho họ những gì họ muốn. Nếu họ tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn, họ sẽ sử dụng nó, nhớ nó và chia sẻ nó.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

At Sony Pictures, Drama in Emai

"The anonymous benefactor ___ his name to be known."

. If someone or something is anonymous, they have a name or identity that is not known or not made public.

once in a lifetime

used to describe something special that is not likely to happen to you again
An opportunity like this comes once in a lifetime.a once-in-a-lifetime experience                                                                                                                   cyber-a prefix that means "related to computers or the Internet"                                                            cyberattackan attempt to illegally cause harm to someone's computer system or the information on it, using the Internet                                                                                                                            cyberspacethe online world of the Internet                                                                                                              cybercrimeillegal activity that is done using the Internet                                                                                   cyber warfarethe activity of using the Internet to attack a country’s computers                                                                                                                                                                                                   A confidant is a person who you can confide in (= talk to about things that are very personal or secret).A movie franchise is usually a series of films with the same set of characters.Sorry, but it's true. After making a successful movie, production companies may try to create a franchise – using the same characters and story to make part 2, part 3, and so on. Examples of successful movie franchises are Star Wars, The Lord of the Rings, Harry Potter and James Bond.                                                                                                                                                                                                                                                        That's not right. The answers are "Rocky V" and "Harry Potter and the Half-Blood Prince."A sequel  is a book, film, or play that continues the story of a previous book, film, or play.  The bottom line is the total amount of money that a company has made or lost over a particular period of time. The total number of a company's employees and money it has budgeted for the future are not included in money the company has made or lost.(business[countable]   the amount of money that is a profit or a loss after everything has been calculatedThe bottom line for 2008 was a pre-tax profit of £85 million.Sales last month failed to add to the company's bottom line.                                                                           the bottom line [singular] the most important thing that you have to consider or accept; the essential point in a discussion, etc      romcoma humorous movie or television show that is about love; a romantic comedy

Sony Pictures CEO: 'This Won't Take Us Down'


Only secret documents can be leaked. Public documents cannot be leaked.

Sorry, it's actually true. We only use "leak" when someone makes it possible for people to read secret documents. If the information is already available to people, it cannot be leaked.


Movie, film, and motion picture (sometimes called just "picture") all mean the same thing.

Sorry, it's true. Writers will often use all three words, because it is a good idea not to repeat the same word too often. 

In the U.S., the word "film" sometimes is used mainly about movies with a serious subject, or movies that were not made in the U.S. "Motion picture" is usually used about movies shown in a movie theater, rather than on TV.



Which THREE of the following pieces of information are "sensitive"?

Not quite. The three answers that are examples of sensitive information are:

1. the amount someone is paid
2. a review of how well someone does his or her job, written by the boss
3. what illness someone has paid for using the workplace health insurance

Sensitive information is private information that people do not want other people to know about and that needs to be kept secret and dealt with carefully.


Not quite. Here are the answers: 

1. In a typical large corporation, the chairman leads the board of directors, which serves to protect the interests of shareholders.
2. In a typical large corporation, the CEO is the top manager in the company, responsible for running the business.
3. In a typical large corporation, a president is in charge of one business unit or subsidiary within the corporation.

There is a lot of variation between different companies, but this is the most common structure. The CEO (Chief Executive Officer) runs the business, but is selected by and accountable to the board of directors, led by the chairman. The president is typically the second-in-command (below the CEO) in the company hierarchy. In corporations with several business units or subsidiaries, each of them may be led by a president. 

Not all businesses use all three roles, and it's not uncommon for the same person to hold two roles at the same time.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

"Chiến thắng" buổi phỏng vấn chuyên ngành marketing/quảng cáo

Bạn đang cần tìm những câu hỏi, cách trả lời phỏng vấn chuyên nghành marketing/quảng cáo

để chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi bước vào buổi phỏng vấn thực sự.

Hãy tham khảo ngay những câu trắc nghiệm, gợi ý cách trả lời phỏng vấn về chuyên nghành marketing, quảng cáo ở đây.

[LINK=][IMG]/images/dec14/interview.jpg[/IMG][/LINK]

[B]1. Các đồng nghiệp mô tả thế nào về anh/chị?[/B]

A. Họ nói rằng tôi là một nhân viên chăm chỉ, đối xử tốt với mọi người và có tinh thần đồng đội.

B. Trước tiên, họ cho rằng tôi là người rất nhiệt tình và siêng năng trong công việc. Tôi rất thích làm việc với mọi người. Thứ hai, tôi là người quan tâm đến các khách hàng. Và cuối cùng, tôi là người hiểu biết về kinh doanh. Tôi đã cố gắng rất nhiều để học tập về tất cả các sản phẩm và cấu trúc hoạt động của công ty.

C. Thật khó khi phải nói về điều này. Tôi thực sự không biết họ nói gì. Tôi nghĩ họ sẽ nói rằng tôi là người luôn hoàn thành xuất sắc các công việc, chăm chỉ và có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi hy vọng họ sẽ không nói điều gì xấu về mình.

Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời không những đưa ra 3 tính cách tích cực mà còn cung cấp các lý lẽ chứng minh. Vì vậy, người phỏng vấn sẽ có cơ hội biết được cách bạn suy nghĩ về những nhận xét của người khác dành cho bản thân và nhân tố tích cực nào được bạn đề cao trong phong cách làm việc.

[B]2. Anh/chị có câu hỏi nào không? (thường được nêu ra khi kết thúc buổi phỏng vấn)[/B]

A. Tôi không có câu hỏi nào. Ông/bà đã trình bày tất cả những điều tôi quan tâm. Tôi cũng đã tìm hiểu một số thông tin về công ty.

B. Tôi thắc mắc về một số vấn đề như tiền thưởng, khi nào tôi được hưởng chế độ này? Trợ cấp hàng năm? Công ty có chính sách cho người nghỉ hưu không?

C. Xin ông/bà cho tôi biết những ưu thế của công ty trên thị trường? Tương lai phát triển của ngành nghề này? Những thuận lợi khi làm việc tại công ty?

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Việc ứng viên đặt ra các câu hỏi là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng đang trông chờ vào thái độ của bạn. Đây còn là cơ hội để bạn phỏng vấn nhà tuyển dụng, xem xét liệu đây có phải là nơi phù hợp không. Hãy lắng nghe họ và nêu lên các câu hỏi dựa vào những vấn đề đã được đặt ra.

[B]3. Kinh nghiệm nào của anh/chị trong quá khứ phù hợp với vị trí mới này?[/B]

A. Tôi đã làm việc cho rất nhiều dự án khác nhau trong ngành marketing. Kinh nghiệm chủ yếu của tôi là thu thập và xử lý dữ liệu. Hiện tại, tôi hy vọng có thể tham gia vào toàn bộ quy trình marketing. Tôi mong muốn có được các kinh nghiệm mới và nâng cao các kỹ năng.

B. Trong 5 năm vừa qua, tôi đã làm việc tại một công ty quan hệ cộng đồng. Tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm viết lách và truyền thông. Tôi cũng am hiểu các phương pháp nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và chiến lược phân khúc khách hàng. Kỹ năng vi tính và giao tiếp của tôi cũng rất thành thạo. Tôi là người làm việc tập thể và rất nhiều nghị lực.

C. Tôi không chắc chắn về yêu cầu của công việc, vì thế tôi không biết kinh nghiệm nào của tôi sẽ phù hợp. Tôi đã làm việc tại phòng marketing và kinh doanh trong nhiều năm. Tôi thích làm việc với mọi người và đã đạt được một số thành công. Thực sự, tôi chưa tìm thấy một công việc nào làm tôi quan tâm. Vì thế, tôi nghĩ rằng công việc mới này sẽ là thách thức đồng thời là cơ hội để tôi phát triển.

Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời này giúp người phỏng vấn nhận biết được các kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn sẽ đóng góp cho công việc mới. "Sự nhiệt tình", "Các kỹ năng giao tiếp" và "Kiến thức chuyên môn" là các tố chất nền tảng của nhân viên ngành marketing/quảng cáo

[B]4. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị?[/B]

A. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi không có được các dữ liệu cần thiết để phân tích, vì như thế tiến độ công việc sẽ chậm lại.

B. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với các công việc khó khăn nhất. Tôi là người rất giỏi phân tích

C. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành công việc đúng hạn và đạt mục tiêu. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện mình và tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn nữa.

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời đã nêu lên được ví dụ cụ thể về các điểm mạnh. Những nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở các ứng viên khả năng giao tiếp và sự linh hoạt. Các yếu điểm đã được trình bày một cách khôn khéo bằng những lời lẽ tích cực.

[B]5. Hãy tự giới thiệu về anh/chị?[/B]

A. Tôi sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Tôi lập gia đình, có 3 con và định cư tại đây. Tôi đã tốt nghiệp đại học và làm việc cho một công ty quảng cáo được 8 năm. Tôi rất thích ngành marketing và mong muốn được tiếp tục làm việc trong ngành này.

B. Tôi rất thông thạo các kỹ năng viết lách và quan hệ công chúng. Tôi đã làm việc cho nhiều công ty khác nhau và nhận được rất nhiều lời khen từ cấp trên và đồng nghiệp. Tôi có thể chịu được áp lực cao trong công việc. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của tôi cũng rất tốt.

C. Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành marketing và bán hàng. 2 năm vừa qua, tôi làm việc cho một công ty thương mại điện tử. Nhờ đó, tôi đã tích luỹ được các kiến thức về thị trường và xuất bản trực tuyến. Tôi cũng rất thành thạo về các kỹ năng phân tích và vi tính. Tôi là người làm việc tập thể và sẵn sàng đón nhận các thử thách.

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Bạn đã cung cấp cho người phỏng vấn bản phác thảo mang tính cụ thể về các kỹ năng, kiến thức và tích cách của bản thân.

[B]6. Hãy nêu lên một chiến lược marketing mà anh/chị đã thực hiện?[/B]

A. Một khách hàng đang tung ra thị trường một sản phẩm thương mại điện tử mới. Sau khi tập hợp tất cả các nghiên cứu thị trường, tôi đến làm việc trực tiếp với các bộ phận biên tập, sáng tạo và truyền thông. Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định lập ra một kế hoạch tiếp thị trên TV, radio, báo chí, và Internet. Tôi theo dõi tất cả các chi phí và dữ liệu trên Excel. Đây thực sự là một chiến lược rất mới mẻ và độc đáo.

B. Chúng tôi liên tục triển khai các chiến lược marketing và ứng dụng các công nghệ mới. Chúng tôi tiến hành các cuộc nghiên cứu và phân tích thị trường. Chúng tôi cũng luôn bám sát các đối thủ cạnh tranh và xu thế mới trên thị trường để không ngừng đổi mới các dịch vụ của mình.

C. Điều này phụ thuộc vào từng dự án. Nhiệm vụ của tôi rất đa dạng, có khi là nghiên cứu thị trường, phát triển thiết kế hay phân tích khách hàng. Tuy nhiên, dù là công việc nào, tôi cũng cố gắng để hoàn thành.

Đáp án: A là câu trả lời tốt nhất.

Bằng cách nêu lên ví dụ cụ thể, bạn đã thể hiện được một số khả năng và kỹ năng tích cực như: tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, tinh thần đồng đội – vốn là các tố chất rất quan trọng của các nhân viên trong ngành nghề này. Những thành công trong quá khứ sẽ mở đường cho những thành công trong tương lai.

[B]7. Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?[/B]

A. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 4.000.000 đồng. Tôi mong muốn được tăng lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 15 đến 20%.

B. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/bà có thể nói cho tôi biết về mức lương cũng như chính sách hoa hồng của công ty dành cho vị trí này không?

C. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không là điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội.

Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.

Đừng bàn đến mức lương cho đến khi biết được yêu cầu của công việc. Việc thu thập đầy đủ các thông tin trước khi quyết định là vô cùng cần thiết. Ngoài ra bạn không nên chỉ tập trung vào mức lương cơ bản, các thu nhập khác cũng rất quan trọng như: tiền thưởng, hoa hồng, phúc lợi, lịch trả lương...

[B]8. Công việc này có điểm gì hấp dẫn anh/chị?[/B]

A. Một người bạn của tôi đang làm việc tại công ty và nói với tôi rằng đây là một nơi làm việc rất tốt. Thời gian rất linh hoạt và có nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhân viên. Tôi muốn được làm trong một công ty đề cao sự sáng tạo.

B. Tôi tìm thấy công việc trên Internet và biết được công ty đã triển khai một vài dự án mà tôi rất quan tâm. Tôi đã hỏi thăm ý kiến của một vài chuyên gia và được biết công ty nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Cuối cùng, tôi quyết định gửi resume đến.

C. Tôi đang tìm kiếm một công ty có kiểu mẫu kinh doanh và quan điểm hoạt động như công ty của quý ông. Chuyên môn và thế mạnh của tôi là marketing và phân tích điều kiện thị trường. Tôi rất quan tâm về ý tưởng phát triển loại hình thương mại trực tuyến.

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời cho thấy bạn đã tìm hiểu, vạch kế hoạch và rất quan tâm đến chức năng hoạt động của công ty. Bạn cũng đã nêu lên được các kinh nghiệm quá khứ phù hợp với yêu cầu của công việc hiện tại. Nhà tuyển dụng có thể nhận thấy sự nhiệt tình và nghị lực trong câu trả lời này.

[B]9. Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?[/B]

A. Công ty tôi đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm các hoạt động của bộ phận marketing

B. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lặp lại ngày qua ngày. Tôi muốn tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc sống của mình.

C. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may, công ty tôi hiện đang làm việc không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một công việc mà mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa.

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời này xác định các mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn đã giữ thế chủ động hơn trong cuộc thương lượng với nhà tuyển dụng. Đôi khi có những điều xảy đến mà chúng ta không thể kiểm soát được tuy nhiên việc bạn lập kế hoạch trong tương lai chứng tỏ bạn là người mạnh mẽ.

[B]10. Hãy kể lại một kinh nghiệm khi anh/chị phải giải quyết các vấn đề liên quan đến tinh thần của nhân viên.[/B]

A. Khi tinh thần của mọi người suy giảm, tôi đối xử với họ nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ họ sẽ bớt cáu kỉnh hơn khi được nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tôi tránh tiếp xúc với các nhân viên đang có vấn đề. Thật khó khi phải đối diện với họ. Tôi cũng tổ chức một vài cuộc họp và cố gắng giao tiếp với họ, thỉnh thoảng, điều này cũng mang lại hiệu quả.

B. Tôi không thể giải quyết các vấn đề tinh thần của nhân viên. Có một vài người không hài lòng với công việc hiện tại. Tôi nghĩ, nếu thế họ tốt hơn nên tìm cơ hội mới ở nơi khác. Vấn đề tinh thần không được đánh giá cao trong công ty tôi đang làm việc. Thật khó khi phải vừa làm việc vừa để ý đến thái độ của người khác.

C. Khi tôi trở thành trưởng phòng marketing, nhiều nhân viên đã rời bỏ công ty. Tôi ngồi xuống cùng mọi người để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nhờ đó, tôi biết được rằng họ không thích chương trình quảng cáo trên mạng của tôi. Tôi đã thuyết phục họ đây là chiến lược tốt nhất bằng cách nêu lên những lợi ích của nó. Cuối cùng, họ đã ủng hộ ý kiến này.

Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.

Câu trả lời nêu lên ví dụ cụ thể cho thấy khả năng lãnh đạo và các kỹ năng giao tiếp. Không nhất thiết phải là các kinh nghiệm thành công, điều quan trọng là có thể chứng minh cho các khả năng và kỹ năng của bạn.
Nguồn : Marketing Chiến Lược

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Trần Quốc Khánh “FBNC”: Học tiếng Anh du học không khó nếu…

Bài trả lời phỏng vấn mới nhất đăng trên báo Pháp Luật TPHCM sáng 2/11 về kinh nghiệm học tiếng Anh dành cho những bạn mất căn bản giống mình Bài trên báo đã lược bỏ một số ý, dưới đây là phiên bản đầy đủ.
Screenshot 2014-11-02 23.41.11
Xem bài báo tại đây
1. Anh từng chia sẻ “tiếng Anh của tôi rất “ẹ” trước khi du học”, đến tận khi anh vào ĐH ở Việt Nam, vậy cụ thể thì nó “ẹ” như thế nào?
Cụ thể nói ra thì nhiều người mình quen biết cũng bất ngờ, nhưng tiếng Anh mình ẹ mức mình đã rất lo lắng cho môn tiếng Anh cho kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 và bố mẹ phải thuê một anh sinh viên đến dạy kèm cho mình buổi tối. Nói ra thật mắc cỡ, việc lơ là học thêm tiếng Anh đã khiến mình gần như mất căn bản, cả về ngữ pháp lẫn giao tiếp. Còn học tiếng Anh trong trường thì mình cũng thấy cũng không hiệu quả. Căn bản là trước đây mình không hứng thú với môn này. chính vì không thích lắm nên mình không có chủ động tự học. Chỉ là học theo kiểu đối phó.
2. Anh làm cách nào và mất bao lâu thì vượt qua được “ải” tiếng Anh để đường hoàng xách gói qua Mỹ học?
Khi vào Đại học rồi mình mới bắt đầu học thêm tiếng Anh ở trung tâm SEAMEO và sau đó là ILA. Có lẽ khi đó mình bắt đầu nhận ra ngoại ngữ cần thiết ra sao cho quá trình sự nghiệp sau này. Thà muộn còn hơn không, mình gần như bắt đầu lại từ đầu. Khi biết ILA khi đó có chương trình CCI (trao đổi văn hoá), tạo điều kiện để học sinh sang Mỹ du học, mình mới thật sự quyết tâm. Ước muốn được sang Mỹ du học là động lực lớn để mình cải thiện tiếng Anh. Tất nhiên, học tiếng Anh là quá trình dài, không thể cấp tốc một sớm một chiều. Nhưng may mắn khi đó điều kiện của chương trình CCI cũng không quá khó, chỉ cần điểm TOEFL trên 500 (lúc đó còn hình thức thi giấy) và vượt qua một kỳ phỏng vấn. Phỏng vấn thì mình may mắn gặp ngay người hỏi là một cô giáo đã dạy mình trong lớp tiếng Anh tại ILA và cô ấy cũng có cảm tình trước. Còn TOEFL thì khi đó chỉ có thi khả năng nghe và đọc, viết. Không có phần speaking (nếu có mình rớt chắc). Và mình đã phải mua sách về luyện rất nhiều. Gần như học thuộc các bài viết mẫu, nghe đi nghe lại phần Listening mẫu trong sách. Vì không có nền tảng căn bản tốt nên mình học theo kiểu học thuộc lòng, rất cực. Thật sự ở một góc độ nào đó, vì không có phần nói nên các phần còn lại bạn vẫn có thể luyện bằng cách học thuộc lòng, phải cố gắng 200% Mình vừa đủ 530 điểm TOEFL, rất may mắn vừa đủ điều kiện tham gia chương trình CCI. Mình chỉ vượt qua được “cửa ải” ở bên Việt Nam thôi, tức là các thủ tục để đi được. Còn sang đến bên đó mới thật sự là kinh khủng trong thời gian đầu bởi khả năng tiếng Anh vốn đã không có nền tảng vững chắc, lại kém giao tiếp nên thật sự rất khó khăn.
3. Với những bạn cũng mất căn bản tiếng Anh nhưng lại có cơ hội du học thì theo anh, các bạn nên học tiếng Anh như thế nào?
Như mình đã chia sẻ nhiều lần, phải chú trọng hơn ở kỹ năng nghe nói. Rất nhiều bạn điểm TOEFL cao (sang Mỹ cùng khoá với mình khi đó) nhưng sang đó thì khả năng nghe nói cũng không hơn mình bao nhiêu Học sinh Việt nam thường kém nhất kỹ năng giao tiếp (nghe nói) trong khi rất vững văn phạm. Còn nếu mất căn bản vì không có thời gian học tiếng Anh nhiều như mình nghĩa là dở toàn diện tất cả các kỹ năng. Nếu vậy để cải thiên khả năng tiếng Anh nhằm mục đích học tập hoặc làm việc, hãy bắt đầu trước bằng cách tập trung phần nghe nói. Hãy tìm cơ hội tập luyện nói chuyện nhiều với người bản xứ. Hiện nay khả năng viết và ngữ pháp của mình so với nghe nói rất chênh lệch do mình không có một quá trình dài học ngoại ngữ từ sớm. Nhưng mình vẫn có thể tự tin làm tốt công việc vì nghe nói và giao tiếp lưu loát vẫn quan trọng hơn rất nhiều. Tất nhiên viết tốt vẫn luôn là ưu điểm, nhưng ý mình ở đây là, nếu đang kém hết các kỹ năng, thì hãy bắt đầu và tập trung vào nghe nói trước. Song song đó thì hãy rèn luyện thêm phần viết. Để viết tốt thì hãy đọc thật nhiều. Để nói tốt thì hãy nghe thật nhiều và bắt chước cách phát âm của người bản xứ. Đừng hiểu lầm ý mình, để du học thật tốt thì kỹ năng viết cũng rất quan trọng, vì bạn sẽ phải làm các bài luận trong lớp, đặc biệt là 2 năm đại cương thường phải lấy các lớp về Writing. Ý mình là nếu nghe nói tốt sẽ giúp bạn tự tin và hoà nhập tốt trong thời gian đầu ở nước ngoài. Có tự tin, tâm lý thoải mái thì bạn sẽ làm tốt những điều còn lại khi ở nơi xứ người. Theo mình, kỹ năng viết phục vụ bài vở trong lớp không quá khó để cải thiện. Cái khó hơn chính là kỹ năng giao tiếp, nghe nói, thảo luận, trình bày, tranh luận một cách lưu loát như người bản xứ. Sau này đi làm cũng vậy, giao tiếp nghe nói, trình bày, thảo luận, đàm phán, giao tế xã hội vẫn quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng viết.
4. Anh có thể kể về tiếng Anh của mình cuộc phỏng vấn lấy visa du học?
Khi phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ thì điều quan trọng là phải tự tin. Tiếng Anh của mình khi đó cũng đã có chút cải thiện sau quá trình dài “luyện” để thi Toefl và tham gia các buổi huấn luyện của trung tâm Anh Ngữ ILA nên mình đã tự tin hơn rất nhiều khi phỏng vấn xin VISA. Mình nghĩ quan trọng là chuẩn bị thật kỹ, trả lời các câu hỏi thật rõ ràng, cụ thể, chân thật. Những người phỏng vấn của ĐSQ cũng không đến nỗi đánh đố học sinh về kỹ năng Anh ngữ, họ chú trọng hơn vào nội dung trả lời của bạn về lý do muốn sang Mỹ học.
5. Thời gian học ở Mỹ anh đã gặp những sự cố gì đáng nhớ, đã “quê độ” ra sao với vốn tiếng Anh đối phó của mình trước đó, khi tiếp thu bài giảng và khi giao tiếp?
Như đã nói, thời gian đầu mới sang Mỹ là một quá trình thử thách rất lớn. Mình đã không thể nghe hiểu hết các bài giảng trong lớp. Đã vậy một Economic (Kinh Tế), một môn khó về nội dung lại do một ông thầy người Bangladesh giảng dạy. Mình còn nhớ mãi. Ổng nói tiếng Anh theo giọng Ấn Độ, một giọng được cho là rất khó nghe. Nên với mình mức độ khó tăng gấp bội. Mình đã phải sử dụng máy ghi âm, rồi về nhà vừa nghe lại vừa đọc sách, nhưng vẫn có chỗ không hiểu. Nhức đầu lắm. Cái cảm giác ngồi nghe giảng mà chữ được chữ không nó rất khó chịu. Mình đã phải cố gắng rất nhiều trong thời gian này. Và khi gặp khó và vượt qua được, mình mới tin vào một điều rằng: để cải thiện kỹ năng nghe thì cứ cố gắng nghe thật nhiều thật nhiều, đến một lúc nào đó cái lỗ tai của bạn nó quen và sẽ “tự” nhận ra được. Có thể đó là từ mới bạn chưa hiểu, nhưng ít nhất bạn vẫn nghe ra được. Rồi từ từ sẽ tìm hiểu và học nghĩa mới sau.
Về chuyện quê độ thì nhiều, nhưng phổ biến nhất là khi giao tiếp với bạn bè người Mỹ. Thật sự là rất khó hoà nhập nếu kỹ năng giao tiếp kém. Bạn cứ tưởng xem, khi tham gia các hoat động ngoại khoá của sinh viên, các CLB do sinh viên lâp ra, vì giao tiếp kém nên mình lại càng thu mình lại. Mình nói người ta cứ “Excuse me” hoặc “Pardon me” (xin lỗi mày nói gì?) riết thì quá quê chứ sao. Thế là lại càng thu mình lại hơn. Mình còn nhớ mãi có những buổi sự kiện mà mình chỉ đứng thu mình ở một góc, ngại giao lưu, ngại nói chuyện vì sợ quê. Và điều đó sẽ khiến mọi việc trở nên tệ hại hơn. Việc học giao tiếp Tiếng Anh quan trọng nhất là không được giấu dốt, sợ sai, mặc cảm tự ti. Chỉ có cách luyện tập và luyện tập mới có thể tiến bộ được. Thời gian đầu của mình rất khó khăn. Về sau này thì càng ngày càng cải thiên hơn do mình đã bắt đầu hoà nhập tốt và tự tin hơn, chủ động hơn.
6. Lúc đó anh đã khắc phục và hoàn thiện tiếng Anh của mình ra sao, cụ thể với tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tiếng Anh giao tiếp nói chung? Mất bao lâu thì anh mới hòa nhập được với môi trường sống và học tập bên ấy?
Mình vẫn nhớ mãi cách tập luyện của mình trong thời gian đầu, đó là xem TV thật nhiều, đặc biệt là kênh tin tức CNN vì các người dẫn chương trình tin tức họ phát âm rất chuẩn. Mình cứ nghe và bắt chước phát âm theo. Luyện tập một mình ở nhà, tự nói, tự phát âm liên tục (vì khi đó vẫn còn ngại giao tiếp với bạn Mỹ). Rồi xem các chương trình TV show với những bộ phim có phần đàm thoại với những tình huống gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Xem và nghe kỹ các nhân vật nói chuyện với nhau. Ghi nhớ từng câu từng chữ, cách họ chào hỏi nhau, bắt chuyện với nhau ra sao, trò chuyện thảo luận về chủ đề này chủ đề kia thế nào. Mình bật phụ đề tiếng Anh vì có những chỗ sẽ nghe không được. Cứ thế ghi nhớ các mẫu câu giao tiếp và đọc đi đọc lại. Bắt chước họ phát âm. Rồi sau đó có dịp ra ngoài sẽ thực hành ngay những câu đó với bạn bè trong trường, thầy cô hay bất cứ tình huống giao tiếp nào. Theo mình đó là cách họ hiệu quả nhất. Mình cũng rất thích xem phim, xem các TV show (bên Mỹ có nhiều show truyền hình rất hay!) nên học theo cách này rất thú vị, không nhàm chán mà lại hiệu quả. Nhiều chương trình rất gần gũi với cuộc sống nên những gì mình học được đều rất dễ áp dụng. Mình không nhớ chính xác lắm, nhưng khoảng hết học kỳ đầu, tức khoảng 4 tháng là mình đã tự tin và hoà nhập hơn. Và sau hết năm đầu thì mọi thứ đã dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hoà nhập là một quá trình liên tục được cải thiện. Ở một đất nước phát triển như Mỹ quá có nhiều cái mới để học hỏi khám phá. Mình chưa bao giờ nghi mình đã hoà nhập hoàn toàn ngay cả sau khi tốt nghiệp. Luôn có những khó khăn thử thách mới. Còn ở góc độ hoà nhập để học tốt, có cuộc sống ổn định thì mình nghĩ mất khoảng từ 4-6 tháng.
7. Để học tiếng Anh du học cho tốt, anh nghĩ bạn trẻ cần vượt qua những rào cản gì và chuẩn bị cho mình một tâm lý gì cần thiết?
Điều này mình đã nói và xin nhấn mạnh lại, rào cản lớn nhất chính là sự tự ti, sợ sai, tâm lý giấu dốt. Nếu vượt ra được rào cản này, tự tin mở lòng và học hỏi từ sai lầm thì bạn sẽ mau tiến bộ. Điều này cũng liên quan rất nhiều đến tính cách. Những bạn có tính hoà đồng, cởi mở, thích giao tiếp xã hội thì sẽ mau tiến bộ. Còn tính tình nhút nhát, hay thu mình lại thì sẽ khó khăn và mất thời gian hơn.
8. Anh nói gì để truyền cảm hứng cho bạn trẻ học tốt tiếng Anh nói chung?
Nếu bạn không phải là người đam mê môn tiếng Anh thì bạn sẽ rất khó tiến bộ nếu không có mục đích học cụ thể. Ví dụ như trường hợp của mình. Mình không mê tiếng Anh từ nhỏ, nhưng mình phải cải thiện tiếng Anh vì mục đích: học để đi du học. Khi có mục đích rồi thì phải có mục tiêu cụ thể. Ví dụ, đặt mục tiêu là TOEFL phải trên 550, hay đến cuối học kỳ phải có bài thuyết trình bằng tiếng Anh đạt điểm cao trước lớp. Hoặc nếu đã đi làm thì mục đích là: cải thiện tiếng Anh để nộp đơn vào một công ty nước ngoài. Mục tiêu cụ thể là công ty A hay B nào đó. Hoặc mục tiêu cũng có thể đơn giản chỉ là: kết bạn được với một người nước ngoài, hoặc đến cuối khoá học có thể trò chuyện thoải mái với thầy người bản xứ. Nếu không xác định cụ thể mục đích và mục tiêu, sẽ rất khó để bạn tiến bộ. Rất nhiều người tốn kém tiền bạc vào các trung tâm Anh ngữ nhưng vẫn không tiến bộ. Vì họ chỉ học theo phong trào, học vì “phải đi học thêm tiếng Anh”. Nếu không có mục đích và mục tiêu thì sẽ không có động lực và cũng sẽ có ít cơ hội để thực tập.
Theo mình, tất cả những người trẻ Việt Nam nên có một mục đích chung: đó là giỏi tiếng Anh để có những cơ hội việc làm tốt hơn. Các công việc đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ thì thường thu nhập cũng cao hơn. Chưa kể, dù công việc của bạn không đòi hỏi sử dụng nhiều tiếng Anh, nhưng giỏi tiếng Anh sẽ giúp bạn có lợi thế tiếp cận nhiều hơn với kho thông tin, kiến thức của thế giới. Và điều đó sẽ giúp cải thiện công việc và cuộc sống của bạn rất nhiều. Với xu thế hội nhập, kém tiếng Anh sẽ là một bất lợi. Đừng để quá trễ để phải bắt đầu lại từ đầu.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Tôi bận đọc

Tôi bận đọc – Nguyễn Thị Ngọc Minh

Dành tặng các sinh viên năm nhất của tôi
Kinh nghiệm này tôi học được từ một thầy giáo dạy tiếng Anh chuyên ngành Lý thuyết văn học, từng học Đại học ở Thụy Điển, Cao học ở Anh và kém tôi 7 tuổi, người không ngừng khiến tôi sửng sốt vì sự hiểu biết phong phú, tư duy mạch lạc và cách nhìn nhận vấn đề vô cùng sâu sắc.
Nhiều sinh viên của tôi than thở: “Sách ở Đại học quá nhiều và chúng em không đủ thời gian để đọc. Làm sao có thể xoay xở được khi mà trong một học kì, riêng môn Văn học phương Tây hay Văn học Nga chẳng hạn, cần phải đọc đến hơn chục cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn vài trăm trang, chưa kể biết bao nhiêu giáo trình chính và tài liệu tham khảo”. Ông thầy trẻ tuổi của tôi đã trả lời: cần phải có một thời khóa biểu cho việc đọc.
Ngay từ đầu học kì, bạn phải tính lượng sách mà bạn cần đọc là bao nhiêu trang, đo xem tốc độ đọc của bạn bao nhiêu, lấy lượng sách chia cho tốc độ đọc, chúng ta sẽ tính được ta cần có bao nhiêu thời gian dành cho việc đọc trong một tuần. Từ đó, hãy lập ra một thời gian biểu cho việc đọc và tuân thủ nó.
Giả sử, trong 1 học kì 5 tháng, bạn cần đọc 10 cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn 500 trang, tổng cộng số tiểu thuyết mà bạn cần đọc là 5000 trang. Giả sử tốc độ đọc của bạn là 1 phút/ trang, 1h/60 trang, thì để đọc hết 5000 trang sách, bạn cần có khoảng hơn 100 giờ. 100 giờ tưởng là nhiều, nhưng nếu chia ra 5 tháng, mỗi tháng bạn chỉ cần đọc có 20 giờ, mỗi tuần bạn chỉ cần dành ra 5 tiếng là có thể hoàn thành nhiệm vụ. 
Hãy thử nghĩ mà xem, 5 giờ đồng hồ mỗi tuần, chỉ bằng thời gian của 2 bộ phim, 1 cuộc tán chuyện tào lao, 1 cuộc shopping vừa tốn thời gian vừa tốn tiền, tính ra cũng chẳng đáng kể gì so với biết bao khoảng thời gian lãng phí mà bạn đã ném đi mỗi ngày. Chưa kể, nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn hoàn toàn có thể đẩy nhanh tốc độ đọc của mình lên.
Hãy cho rằng đọc- viết là một việc bắt buộc trong thời gian biểu của bạn, giống như việc bạn bắt buộc phải đi dạy thêm, bắt buộc phải đi làm hay đi học. Nếu có ai hỏi: “Thứ 7 này bạn có bận gì không?” thì bạn có thể trả lời: “Tôi bận đọc. Đọc là việc bắt buộc phải ưu tiên trong cuộc sống của tôi, vì tuy nó không giúp tôi kiếm ra tiền, không giúp tôi có điểm cao một cách ngay lập tức, nhưng nó sẽ làm nên giá trị cuộc sống của tôi, góp phần hoàn thiện con người tôi, và đó là cả một chặng đường dài mà tôi phải đi trong suốt cuộc đời”.
Nghe thì có vẻ là kì lạ, nhưng điều này thật là thực tế. Thử tính xem, bạn lượn lờ ngoài đường nửa ngày chỉ để mua được một cái áo, trong khi chưa chắc bạn đã mặc nó luôn luôn. Bạn chầu chực nửa ngày để xem một trận bóng đá (tính từ lúc bạn hồi hộp đợi chờ cho đến khi bạn hăng hái bình luận về nó khi đã kết thúc), trong khi tôi dám chắc bạn chẳng cần ghi nhớ thông tin về nó sau quá một tuần. So với những thứ mà chúng ta chỉ dùng một vài lần trong đời, những thứ đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn trong chốc lát, thì chắc chắn, đầu tư cho đọc sách là một sự đầu tư khôn ngoan và lâu dài. Nếu coi thời gian của bạn cũng là một loại tiền bạc, thì khi bạn dùng thời gian để mua một khoái cảm tức thời, có nghĩa là bạn đang tạo ra một tiêu sản- một tài sản tiêu hao, giống như mua một món đồ xa xỉ mà không có ích lợi lâu dài. Còn khi bạn dùng thời gian để đọc sách, có nghĩa là bạn đang đem tài sản của mình gửi vào trong ngân hàng, mua vàng, mua đất đai nhà cửa, cho vay để lãi mẹ đẻ lãi con. Tài sản của bạn là một thứ tài sản gia tăng, không ngừng được tích lũy và sinh ra các giá trị, các nguồn thu nhập thụ động.
Tại sao thời gian đọc sách lại tạo ra các nguồn thu nhập thụ động? Theo qui luật, khi bạn tích lũy được nhiều kiến thức (tức là nhiều thông tin hữu ích trong đầu), thì não bộ của chúng ta trở nên vô cùng nhạy bén và dễ tiếp thu, nhanh chóng ghi nhớ. Tôi thể nghiệm rất sâu sắc điều này. Khi tôi học phổ thông, kiến thức triết học, thông tin về các sự kiện lịch sử là một cái gì đó rất khó ghi nhớ, bởi trong đầu tôi chẳng có sẵn một thông tin nào, mọi khái niệm với tôi đều lạ lẫm, giống như tôi chẳng có sẵn một cái móc áo nào để treo cái áo của tôi lên, và vì thế, lúc đó tôi vừa phải tự làm móc áo, vừa phải tự treo quần áo. Nhưng khi ngoài ba mươi tuổi, theo qui luật tự nhiên, não bộ tôi lẽ ra phải già đi và ghi nhớ khó khăn hơn, nhưng tôi lại cảm thấy đây là thời điểm mà mình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin một cách cực kì dễ dàng. Thậm chí, chỉ cần lướt qua các bản tin, các cuốn sách 1 lần, là tôi đã có thể ghi nhớ đến 70%, cái mà trước đó chục năm, tôi đã phải cặm cụi đọc ít nhất 3 lần. Chẳng lẽ, não bộ của tôi thông minh hơn và nó có thể cưỡng lại qui luật lão hóa của tự nhiên?
Thực ra không phải, bản chất của sự ghi nhớ chính là kết nối. Khi chúng ta tiếp thu một thông tin mới, nếu biết cách tổ chức, những thông tin đó sẽ ngay lập tức kết nối với những thông tin đã có, tạo thành một hệ thống nào đó. Và não bộ của chúng ta không ghi nhớ các thông tin một cách rời rạc, mà liên kết, tâp hợp nó thành các  nhóm, các hệ thống thông tin. Vì thế, nếu ta có sẵn một lượng thông tin, lượng từ vựng nhất định làm kiến thức nền, thì những thông tin mới trong vùng đó sẽ dễ dàng được “treo” vào não bộ chúng ta một cách nhanh chóng, giống như bạn đã có sẵn nhiều loại mắc áo, và chỉ việc treo chiếc áo của bạn lên mà thôi. Bạn càng có tri thức nền rộng rãi bao nhiêu, bạn càng dễ dàng tiếp thu tri thức mới bấy nhiêu và càng có khả năng thích ứng với muôn ngàn tình huống phong phú của đời sống. Đó là lí do tại sao người ta trở nên thông minh hơn, tư duy tốt hơn khi hiểu biết nhiều thứ, và những bộ óc vĩ đại sở dĩ vĩ đại là bởi nó không ngừng được nạp thêm các thông tin, trở nên vô cùng bén nhạy và sáng tạo.
Sự sáng tạo không đến từ chân không. Tư duy phê phán cũng không phải từ trên trời rơi xuống. Bản chất của sáng tạo là kết nối các thông tin sẵn có theo một cách khác, đặc biệt. Bạn càng có nhiều thông tin trong não bộ, bạn càng có nhiều cơ hội để tổ hợp các thông tin ấy theo nhiều kiểu liên hệ khác nhau, vì vậy bạn càng giàu khả năng sáng tạo. Bạn muốn phê phán, nhưng nếu bạn thiếu thông tin, tức là thiếu hiểu biết, thì tư duy phê phán của bạn sẽ biến bạn trở thành một kẻ bảo thủ, thiển cận, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, và điều này thật là tệ hại.
Thi cử học đường thường khiến bạn hình dung các môn học là tách biệt, và cứ hễ học khối A thì chẳng cần biết gì đến Văn Sử Địa, cũng như hễ học khối C thì chỉ cần biết cộng trừ nhân chia là đủ. Thực ra không phải vậy. Về bản chất, tri thức nhân loại là tổng hợp, và cái này hoàn toàn có thể soi sáng, chiếu rọi cho cái kia. Sự chia tách các môn học chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong tư duy nhân loại. Trước thế kỉ XIX, các ngành khoa học đã từng tồn tại trong một thể hỗn dung. Pitago hay Acsimet, Heraclit, Talet vừa là nhà triết học, vừa là nhà khoa học. Leona De Vinci vừa là một họa sĩ Phục Hưng nổi tiếng, nhưng đồng thời cũng là một nhà khoa học, ông là người đầu tiên vẽ mô hình máy bay và đưa ra bản thiết kế chiếc xe đạp. Sau thế kỉ XIX, các ngành khoa học mới bị phân tách thành các chuyên môn, biệt loại: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Văn học, Nghệ thuật… trở nên chẳng dính dáng gì đến nhau.  Nhưng đến thế kỉ XX, các lý thuyết tương đối, lượng tử, hạt cơ bản, lý thuyết Bigbang đã đưa khoa học và tôn giáo, văn chương xích lại gần nhau. Nếu đọc Thế giới như tôi thấy của Einstein, Vũ trụ và hoa sen của Trịnh Xuân Thuận, ta sẽ thấy khoa học chẳng hề tách rời văn chương, triết học và tôn giáo.
Để có một tri thức tổng hợp và phong phú, không nên chỉ trông chờ vào sách giáo khoa hay chương trình học chính qui trong học đường. Sách giáo khoa hay chương trình chính qui, dù bị kêu ca là nặng, nhưng thực chất vẫn hết sức mỏng manh so với khả năng tiếp thu của một đứa trẻ (điều quan trọng chính là dạy chúng học sách giáo khoa theo cách nào mà thôi, vì một đứa trẻ lên 6 tuổi đã có thể tự mày mò để down các trò game trên mạng về tự chơi, chơi một cách thành thạo những trò khó nhất, chúng có thể xem những bộ phim rất dài, ngôn ngữ rất phức tạp, hà cớ gì chúng lại không thể hiểu nổi những bài thơ ngắn ngủn trong sách giáo khoa). Tích lũy tri thức hàng ngày thông qua đọc sách chính là con đường để mở rộng giới hạn của bản thân.
Huống chi, đọc chẳng phải là một việc nhọc nhằn, nếu bạn xem nó là một cách để thưởng thức cuộc sống. Thử nghĩ mà xem, làm gì có thú vui nào thanh cao và thượng lưu hơn là có một ngày dài, bên cửa số tràn ánh nắng, hay trong một góc công viên yên tĩnh, bạn ngồi đó và đọc. Bạn đắm mình trong một thế giới nào đó khác, sung sướng khi bắt gặp một ý tưởng vĩ đại, khám phá bộ óc kì diệu của nhân loại và phát hiện ra một chiều kích khác của cuộc sống. Bạn vượt ra khỏi sự hữu hạn của cuộc đời thực tại, giống như bước vào một nhà hát hay xem một bộ phim- mọi lo âu toan tính được gạt sang một bên. Và bạn đọc.
Vì thế, đừng nói với tôi: “Em không thể đọc, Em không có thời gian để đọc”. Thay vì đó, bạn hãy nói: “Tôi bận đọc”. Hãy để cho đọc sách ban đầu là một công việc, tiếp đó, là một thói quen và một thú vui trong cuộc sống của bạn.
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Giảng viên khoa Ngữ văn, ĐHSPHN